Đối tượng áp dụng của Nghị định: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức tăng của lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 cụ thể như sau:
Vùng I: từ 2.700.000 lên 3.100.000 đồng/tháng;
Vùng II: từ 2.400.000 lên 2.750.000 đồng/tháng;
Vùng III: từ 2.100.000 lên 2.400.000 đồng/tháng;
Vùng IV: từ 1.900.000 lên 2.150.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu vùng nói trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất.
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề).
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
A.K
Tin mới hơn:
- 11/01/2017 01:50 - Một số điểm mới về phong trào thi đua lao động sán…
- 29/12/2016 03:44 - Phát động thi đua trong CNVCLĐ năm 2017
- 14/12/2016 02:55 - Đối thoại - giải pháp ngăn ngừa, giải quyết tranh …
- 21/11/2016 06:56 - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu …
- 22/09/2016 03:05 - Gương công nhân lao động giỏi, sáng tạo
Tin cũ hơn:
- 10/10/2014 00:00 - Doanh nhân Việt Nam–10 năm một chặng đường
- 23/06/2014 00:00 - Những thành tích đạt được của Cụm thi đua LĐLĐ các…
- 20/03/2014 00:00 - Tiếp tục cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CĐ cấ…
- 20/03/2014 00:00 - Những kiến nghị của tổ chức công đoàn luôn được qu…
- 11/11/2013 00:00 - Nhìn lại phong trào thi đua trong CNVCLĐ Bình Định…