Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.

Thứ tư - 14/10/2020 15:49
Xác định nhiệm vụ giải quyết và tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, giải quyết tranh chấp lao động, tạm ngừng việc tập thể, đình công, lãng công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn nói chung và của ủy ban kiểm tra công đoàn nói riêng nhằm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Trong những năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện tốt Kế hoạch số 64/KH-TLĐ ngày 27/10/2014 của Tổng Liên đoàn về thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị; các chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời, triển khai quán triệt cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nắm rõ Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; các quy định của Tổng Liên đoàn về việc công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định của Nhà nước và TLĐ. Thực hiện tốt công tác phối hợp giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực tham gia vào việc giải quyết tranh chấp lao động, tạm ngừng việc tập thể, đình công, lãng công theo đúng quy định; chủ động nắm bắt thông tin, tình hình, tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của NLĐ để có biện pháp giải quyết phù hợp nhằm giảm thiểu các tranh chấp lao động, tạm ngừng việc tập thể, đình công, lãng công phát sinh trên địa bàn. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động…cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công; bảo đảm phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công đoàn các cấp sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của NLĐ, đã tham mưu cho lãnh đạo phối hợp các ngành chức năng xuống gặp gỡ công nhân để nắm bắt tình hình, trao đổi với chủ sử dụng lao động về những kiến nghị NLĐ đưa ra để tìm biện pháp giải quyết kịp thời nhằm hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, tranh chấp lao động, tạm ngừng việc tập thể, đình công, lãng công có thể xảy ra. Sau một thời gian đàm phán, làm việc, tổ chức gặp gỡ, trao đổi, đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ nhiều quy định về quyền lợi của NLĐ đã được DN điều chỉnh phù hợp.
Qua theo dõi các đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động trong những năm qua cho thấy, đối với doanh nghiệp thì TƯLĐTT, đối thoại tại DN là rất quan trọng. Nếu hàng năm công đoàn cơ sở chủ động rà soát, bổ sung các nội dung để đưa vào thỏa ước, sẽ có những bản thỏa ước chất lượng với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Việc chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, góp ý của NLĐ, sau đó tổ chức các buổi đối thoại định kỳ giữa NLĐ và người sử dụng lao động cũng giúp giải quyết nhanh, kịp thời các vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Tính chủ động của cán bộ công đoàn cũng là một yếu tố thành công. Nếu cán bộ công đoàn không chủ động gần gũi NLĐ, đeo bám thuyết phục người sử dụng lao động, chủ động giải quyết khi có tình huống tranh chấp…thì sẽ không bảo vệ được đoàn viên và NLĐ, cũng không thể bảo vệ được uy tín của tổ chức công đoàn. 
Kết quả, trong 5 năm qua các cấp công đoàn trong tỉnh tiếp nhận 274 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đoàn viên, NLĐ (trong đó UBKT LĐLĐ tỉnh tiếp nhận 55 đơn khiếu nại, tố cáo) gửi đến tổ chức công đoàn, đơn tập trung vào một số vấn đề: khiếu nại về HĐLĐ, trợ cấp thôi việc, chế độ BHXH, BHYT, BHTN…Các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham gia giải quyết 100% đơn gửi đến tổ chức công đoàn, chủ động phối hợp tham gia giải quyết với nhiều hình thức: có văn bản chuyển đơn, tổ chức các buổi làm việc để thương lượng, hòa giải, đối thoại, kiến nghị giải quyết và giám sát việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền; nhiều vụ việc phức tạp khó giải quyết đã được tổ chức công đoàn quyết tâm kiên trì, kiến nghị và đôn đốc giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động, từ đó đem lại niềm tin cho người lao động.
Để việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động trong thời gian tới đạt hiệu quả, Công đoàn các cấp cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, nhanh chóng phối hợp các cơ quan chức năng xử lý tình huống phát sinh tại cơ sở, nâng cao chất lượng bản thỏa ước lao động tập thể.
Hai là, Quan tâm tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động, tập huấn pháp luật cho cán bộ công đoàn các cấp.
Ba là, Các cấp công đoàn tập trung thực hiện tốt chức năng của công đoàn, nhất là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. Công đoàn phát huy vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ tại doanh nghiệp.
Bốn là, Các cấp công đoàn cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, tổ chức đối thoại, thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể…
Năm là, Công đoàn tham gia xây dựng chế độ chính sách liên quan đến người lao động, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động bằng nhiều hình thức như: Hội nghị, hội thảo, văn bản, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp ý trực tiếp…

Tác giả bài viết: Hữu Tài - PCN UBKT LĐLĐ tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Thống nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây