Hội thảo tập trung thảo luận sâu 2 nội dung chính, gồm: Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về công tác tài chính công đoàn (Công tác tài chính, hoạt động kinh tế công đoàn giai đoạn 2016 - 2018; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn, trách nhiệm của LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Ngành Trung ương và tương đương trong tổ chức thực hiện) và Đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế công đoàn (Sự cần thiết, cơ sở lý luận của Đề án; Mô hình thí điểm các chuỗi hoạt động kinh tế công đoàn; Tổ chức thực hiện).
Đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo
Góp ý cho dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đề nghị cần cân nhắc sửa đổi tỷ lệ phân phối về trích kinh phí công đoàn (KPCĐ) và đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ) cho phù hợp với tính thiết thực, linh hoạt, khả thi để ưu tiên hướng về cơ sở, tập trung cho các hoạt động bảo vệ đoàn viên công đoàn và người lao động, hoạt động phong trào và các hoạt động chăm lo thiết thực cho lợi ích đoàn viên… Đối với Đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế công đoàn, cần được tổ chức thực hiện ráo riết hơn khi triển khai thực hiện những nhiệm vụ này để phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị, phải đưa ra những mô hình thí điểm cụ thể… nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của Đề án.
Thay mặt Thường trực LĐLĐ tỉnh, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã trực tiếp giải đáp các thắc mắc và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu, coi đây là cơ sở để LĐLĐ tỉnh đề tổng hợp trình với Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành các văn bản liên quan đến công tác tài chính công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Thơm (Chánh Thanh tra tỉnh)
Những tin mới hơn