Nỗ lực thương thảo nâng giá trị bữa ăn
Bà Lê Thị Tuyết Trinh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: “LĐLĐ tỉnh chỉ đạo CĐ cấp trên cơ sở tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS đưa nội dung bữa ăn ca vào nội dung đối thoại, thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT, nỗ lực bảo đảm chất lượng bữa ăn giữa ca với mức thấp nhất 15.000 đồng/phần, khuyến khích các DN nâng mức bữa ăn ca cao hơn; đồng thời căn cứ theo ngành nghề lao động nặng nhọc, ít nặng nhọc để đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động. Nhờ đó, ngày càng có nhiều DN quan tâm tới bữa ăn ca của NLĐ với chất lượng khá tốt; nhiều DN tự tổ chức bữa ăn, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; có đơn vị cung cấp bữa ăn ca cho NLĐ thông qua lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm để bữa ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho NLĐ…”.
Cùng với đó, các cấp CĐ tăng cường tuyên truyền với nhiều hình thức, đa dạng về ý nghĩa, tác dụng của việc đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng bữa ăn ca của NLĐ, như thông qua bảng thông tin tại doanh nghiệp, các hoạt động tư vấn lưu động, các buổi tọa đàm...; xác định nội dung bữa ăn ca là một trong những nội dung quan trọng cùng với vấn đề tiền lương, thưởng, an toàn vệ sinh lao động, đưa chất lượng bữa ăn ca vào tiêu chí thi đua hằng năm của CĐCS. Qua đó, các CĐCS đã phát huy được vai trò của CĐ trong việc kiên trì thương thảo, phối hợp cùng DN tìm giải pháp để bảo đảm bữa ăn dinh dưỡng, an toàn, phù hợp với điều kiện của DN, góp phần nâng đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng bữa ăn ca đối với sức khỏe của NLĐ và sự phát triển bền vững của DN.
100% CĐ cấp trên cơ sở xây dựng văn bản hướng dẫn các CĐCS thực hiện nội dung thỏa thuận hỗ trợ bữa ăn ca vào thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Đến nay, có 160/293 bản TƯLĐTT đưa nội dung bữa ăn ca vào TULĐTT, chiếm tỉ lệ 55% so với tổng số DN có TULĐTT (vượt chỉ tiêu Kế hoạch đặt ra là 50% DN ); bên cạnh đó có một số DN vẫn thực hiện hỗ trợ ăn ca nhưng chưa đưa vào TULĐTT.
Nâng cao chất lượng bữa ăn ca luôn là mục tiêu của các cấp công đoàn tỉnh Bình Định hướng tới
Thực hiện đồng bộ giải pháp đảm bảo chất lượng bữa ăn ca
Trong 5 năm qua, các cấp CĐ trong tỉnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện hơn 100 cuộc giám sát, kiểm tra kết hợp công tác giám sát, kiểm tra pháp luật lao động với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, LĐLĐ tỉnh tổ chức gần 30 cuộc giám sát, kiểm tra; tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành của tỉnh tại 110 DN, trong đó có nội dung về chất lượng bữa ăn ca và công tác an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra cho thấy bên cạnh hầu hết các đơn vị đã quan tâm đến việc thực hiện đảm bảo ATVSTP, nâng cao chất lượng bữa ăn ca; đã thường xuyên lấy ý kiến NLĐ trong việc thực hiện cung cấp các bữa ăn cho NLĐ để điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với các DN có hành vi vi phạm quy định về ATVSTP.
Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các đơn vị đã đầu tư thích hợp, thỏa đáng cho bếp ăn tập thể, quan tâm thường xuyên tới bếp ăn, chất lượng bữa ăn, chủ động phối hợp cơ quan y tế kiểm tra, đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ...
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 240/454 (chiếm 52,8%) DN có tổ chức Công đoàn thực hiện bữa ăn ca (trong đó DNNN: 8, DNNNN: 203, FDI: 29), tăng 18 DN so với năm 2016 (222/371 DN). Có 293/454 (chiếm 64,5%) đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết TƯLĐTT (trong đó DNNN: 8, DNNNN: 257, FDI: 28), trong đó có 160/293 (chiếm 55%) đơn vị, đưa nội dung về bữa ăn ca vào bản TƯLĐTT (trong đó DNNN: 2, DNNNN: 133, FDI: 25). Có 207/240 DN thực hiện bữa ăn ca từ 15.000 đồng trở lên, đạt hơn 86% (cao hơn năm 2016 173 DN); tăng cao so với chỉ tiêu đặt ra tại Kế hoạch số 55/KH-LĐLĐ là 50% DN thực hiện bữa ăn ca cho NLĐ đạt mức tối thiểu 15.000 đồng/suất.
Tại Công ty CP Thủy sản Bình Định, để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, ngoài hỗ trợ suất cơm hàng ngày đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, Công ty còn cung cấp cho mỗi công nhân 1 hộp sữa tươi tiệt trùng nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho CNLĐ, nhanh chóng tái tạo lại sức lao động. Ông Nguyễn Hữu Thanh, Chủ tịch CĐCS Công ty CP Thủy sản Bình Định cho biết: “Chất lượng bữa ăn ca đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm dinh dưỡng và sức khỏe nhằm nâng cao năng suất lao động của NLĐ, tiếp thêm năng lượng và tạo sự thoải mái về mặt tinh thần cho NLĐ khi làm việc. Vì vậy, CĐCS đề xuất DN ngoài tăng giá trị bữa ăn giữa ca, tận dụng nguyên liệu, sản phẩm từ sản xuất của đơn vị mà chưa đạt chuẩn của Châu Âu để bổ sung làm nguyên liệu chế biến cho bữa ăn ca của NLĐ, cần liên tục đổi món ăn để thay đổi khẩu vị cho NLĐ để tạo cảm giác ngon miệng trong từng bữa ăn, tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn. Có như vậy, NLĐ mới có thêm động lực trong công việc, làm việc đạt năng suất hơn”.
Hiện nhiều CĐCS trên địa bàn tỉnh đã thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng trong việc thương lượng nâng cao giá trị bữa ăn giữa ca cho NLĐ. Song để giữ ổn định giá trị bữa ăn cũng như đảm bảo chất lượng, việc giám sát ở cơ sở cần được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn. Theo các cấp CĐ tỉnh, bên cạnh các DN đặc biệt quan tâm, chăm lo bữa ăn của NLĐ đạt chất lượng, an toàn, vẫn còn một số DN chưa thực sự quan tâm bữa ăn ca cho NLĐ với mức phí thấp... Do vậy, các các cấp CĐ đã và đang tiếp tục nỗ lực làm việc với các DN để thương lượng, thuyết phục chủ DN có trách nhiệm nâng chất bữa ăn cho NLĐ trong quá trình sản xuất tại các DN. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện bữa ăn giữa ca của DN đối với NLĐ, bảo đảm giá thành bữa ăn với mức chi phí thấp nhất là 0,6% mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (tương đương 15.000 đồng) mà không bao gồm chi phí khác như: ga, vận chuyển, phục vụ…
“Nhằm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, đặc biệt thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cấp CĐ trong tỉnh không chỉ đẩy mạnh công tác phòng dịch mà còn tích cực giám sát bữa ăn giữa ca tại các DN; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLĐ và chủ DN về ý nghĩa, tác dụng của việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với sức khỏe NLĐ, thương thảo với các chủ DN nâng giá trị bữa ăn giữa ca, đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp NLĐ tái tạo sức khỏe để làm việc tốt hơn, tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Thị Tuyết Trinh khẳng định.
Tác giả bài viết: Ngọc Oanh - Ban CSPL
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn