LĐLĐ tỉnh đã cử cán bộ, các tổ công tác tham gia trực tiếp hướng dẫn và theo dõi các hội nghị cán bộ công chức viên chức (CBCCVC), hội nghị NLĐ tại cơ sở; định kỳ đôn đốc công đoàn cấp trên cơ sở quan tâm, nhắc nhở các CĐCS chủ động tham gia, phối hợp chính quyền, chuyên môn thực hiện việc tổ chức hội nghị. Qua đó, có 100% công đoàn cấp trên cơ sở đã hướng dẫn, triển khai văn bản của LĐLĐ tỉnh đến CĐCS trực thuộc phối hợp xây dựng và ban hành các quy chế như: quy chế dân chủ cơ sở, quy chế hội nghị người lao động, quy chế tổ chức đối thoại, chủ động đề nghị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ và tổ chức đối thoại thương lượng ký mới, ký bổ sung các điều khoản có lợi; chủ động xây dựng và thực hiện giám sát việc thực hiện giám sát các nội dung liên quan đến người lao động đặc biệt là dân chủ cơ sở theo Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X)…; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn lồng ghép về công tác giám sát dân chủ ở sở, giám sát thực hiện chính sách pháp luật, về ban thanh tra nhân dân… đến cán bộ công đoàn.
Hàng năm, 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC, trên 65% doanh nghiệp, đơn vị ngoài nhà nước tổ chức Hội nghị NLĐ. Trong năm 2019, có 242 đơn vị đối thoại định kỳ và 18 đơn vị đối thoại đột xuất giữa công nhân, lao động và chủ doanh nghiệp nhằm tiếp thu, giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của người lao động, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong đơn vị, hạn chế tình trạng đình công, khiếu kiện đông người ở các khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho ban kiểm soát và người lao động thực hiện quyền giám sát, quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc công đoàn tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TULĐTT) bổ sung hoặc ký mới với các điều khoản như: các chế độ về phúc lợi, ăn giữa ca, sinh nhật, tham quan, hiếu hỉ, chế độ nghỉ phép, chế độ khuyến khích đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân lao động, chế độ hỗ trợ khi về hưu… được nâng cao và có lợi hơn cho NLĐ. Những kết quả trên đã thể hiện rõ được vai trò của tổ chức công đoàn trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện QCDC ở cơ sở.
Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ tại cơ sở ở các đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chưa đạt kết quả; một số nơi việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ chưa đảm bảo như Bộ luật Lao động và TƯLĐTT đã ký kết; công tác chuẩn bị nội dung đối thoại, thương lượng của công đoàn cơ sở chưa tốt, chưa quan tâm đến việc tổ chức lấy ý kiến, nguyện vọng của NLĐ, các nội dung có lợi cho NLĐ chưa nhiều, việc đối thoại còn hình thức, chưa triển khai thông báo TƯLĐTT và kết quả đối thoại đến NLĐ biết và theo dõi; việc triển khai mở hội nghị dân chủ của một số đơn vị chậm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, chuyên môn…
Để quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy hiệu quả, khắc phục những hạn chế, thời gian tới, mỗi cán bộ, CNVCLĐ cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, các cấp công đoàn cần phát huy vai trò, trách nhiệm để Công đoàn thực sự là cầu nối giữa Đảng và đoàn viên, người lao động, là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Có như vậy, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở mới thực chất, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.
UBND tỉnh – LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại với đoàn viên, CNVCLĐ
Đoàn viên, NLĐ phát huy quyền làm chủ tham gia ý kiến phát biểu tại hội nghị đối thoại