Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo và tổ chức thu kinh phí, đoàn phí công đoàn

Thứ tư - 04/03/2020 16:06
Nhìn lại công tác thu kinh phí công đoàn trong những năm qua cho thấy các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức triển khai quyết liệt tập trung đồng bộ nhiều biện pháp trong công tác quản lý nợ, thu nợ và xử lý nợ kinh phí, đoàn phí công đoàn; kết quả thu kinh phí, đoàn phí công đoàn của các Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố và công đoàn ngành đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu tài chính công đoàn của LĐLĐ tỉnh Bình Định trong những năm qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thu kinh phí và đoàn phí công đoàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
Số nợ phải thu kinh phí công đoàn tồn đọng tính đến ngày 31/12/2019 còn cao; nhiều đơn vị, doanh nghiệp cố tình tránh né không thực hiện trích và nộp kinh phí công đoàn; việc chỉ đạo công tác thu theo Luật Công đoàn năm 2012, Quyết định 170/QĐ-TLĐ này 09/01/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn chưa có sự chủ động; chưa được Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố và công đoàn ngành quan tâm đúng mức; thất thu kinh phí công đoàn còn lớn đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, ở các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn hầu như không thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật; công tác theo dõi nợ kinh phí công đoàn của các đơn vị ngoài Nhà nước không có hệ thống, không liên tục, còn để sót nợ, lọt nợ làm thất thoát nguồn thu kinh phí công đoàn.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên trong thời gian đến các cấp công đoàn trong tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ và các giải pháp sau.
Thứ nhất:  Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kết hợp với công tác vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về thu, chi; trích, nộp kinh phí công đoàn. Cần rà soát để đánh giá, phân loại từng đối tượng theo nhóm để có hình thức, nội dung tuyên truyền, tác động phù hợp. Có thể chia làm 5 nhóm gồm: Nhóm chấp hành rất tốt;  Nhóm chấp hành  tốt; Nhóm chấp hành chưa tốt; Nhóm chấp hành kém; Nhóm chấp hành rất kém (cần xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng nhóm để chia nhóm được chính xác và có biện pháp, giải pháp tác động phù hợp).
Thứ hai: Tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật quan tâm bảo vệ giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu và uy tín của  doanh nghiệp trên thương trường và trong xã hội. Giá trị văn hóa, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là tài sản vô hình có giá trị rất lớn trong việc tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghệp trên thương trường, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đều quan tâm. Ý thức tuân thủ pháp luật là một tiêu chuẩn để đánh giá văn hóa, giá trị thương hiệu và uy tín của  doanh nghiệp; các danh hiệu thi đua, khen thưởng, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan mà doanh nghiệp có được sẽ tạo nên giá trị văn hóa, sức mạnh thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp;
Vì vậy, một doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì không thể có văn hóa, giá trị thương hiệu và uy tín tốt được, không thể phát triển lớn mạnh được. Hình thức tạo áp lực thông qua phát hành văn bản trực tiếp, đối thoại trực tiếp, thông qua đối tượng thứ 3 (gián tiếp), tạo áp lực bằng dư luận xã hội, của đồng nghiệp và thông qua các cơ quan hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ ba: Rà soát, thống kê lập hồ sơ theo dõi đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP; mở sổ sách theo dõi nợ tồn đọng  từng đơn vị liên tục qua các năm, đối chiếu nợ, theo dõi nợ, phát hành thông báo (thông báo nợ nhiều lần có nội dung áp lực tăng dần tạo hiệu ứng tác động liên tục vào nhận thức của người thực hiện) và công văn đòi nợ kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn (theo tháng, quý, năm duy trì thường xuyên tạo thành thói quen trong nhận thức làm thay đổi hành vi của người thực hiện) một cách có hệ thống; không để sót, lọt nợ và thất thoát nguồn thu của tổ chức công đoàn.  
Thứ tư: Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chương trình liên tịch với cơ quan (Thuế, Tài chính, Kho bạc, BHXH, LĐTB-XH, thanh tra lao động, chính quyền cùng cấp…); rà soát để bổ sung, chỉnh sửa những thiếu sót và bất cập trong các chương trình liên tịch nhằm tổ chức triển khai thực hiện các chương trình liên tịch trong năm 2020 và các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
Thứ năm: Duy trì việc tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra chống thất thu và thu hồi nợ kinh phí công đoàn; ngoài ra Ban Thường vụ, trực tiếp là các đồng Thường trực, chủ tịch ở các cấp công đoàn phải thực hiện quyết liệt hơn nữa các biện pháp tạo áp lực như: Lâp danh sách các đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định về trích nộp kinh phí công đoàn báo cáo cơ quan chức năng (Cấp ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan Thuế, Cơ quan công an nếu có hành vi chiếm dụng chiếm đoạt…KPCĐ, Cơ quan thi đua khen thưởng…) xử lý theo quy định của pháp luật; thông báo tên đơn vị cố tình vi phạm trên báo, đài;  hoàn tất hồ sơ khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ theo quy định của pháp luật đối với đơn vị nợ số tiền lớn và vi phạm pháp luật kéo dài; đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thu hồi nợ đọng có hiệu quả, thực hiện xử lý nợ theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật.
Thứ sáu:  Chủ động đề xuất ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành văn bản chỉ đạo các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP nghiêm túc thực hiện việc trích, nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật hiện hành (công văn, chỉ thị,  hội nghị, hội thảo, giao ban...).
Thứ bảy:  Tăng cường chỉ đạo công tác thu; chủ động đề xuất ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động và chấp hành các quy định về trích - nộp kinh phí công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc kể các các đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Thứ tám: Chỉ đạo công đoàn cơ sở thực hiện đúng, đủ và kịp thời các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán công đoàn. Trả lời kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc, đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán công đoàn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công đoàn cơ sở.
Thứ chín: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn; thực hiện tuyển dụng, luân chuyển cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế, pháp luật, năng động, sáng tạo tham mưu cho lãnh đạo quản lý tài chính, tài sản và chỉ đạo công tác thu tài chính công đoàn.
Thứ mười: Xây dựng mạng lưới công tác viên thu kinh phí công đoàn (đội ngũ cán bộ cơ quan thanh tra thuế; cán bộ thanh tra BHXH; cán bộ thanh tra lao động; cán bộ quản lý doanh nghiệp ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…) sử dụng nguồn kinh phí trích thưởng thu chi bồi dưỡng cho cộng tác viên mỗi quí 1 lần (mức chi bồi dưỡng hàng tháng tăng, giảm tương ứng với kết quả thu được trong từng quí nhằm gắn mức chi bồi dưỡng với kết quả thu).
Mười một: Kịp thời khen, thưởng, nêu gương đối với những cơ quan, đơn vị, cá nhân chấp hành tốt các quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn; lập danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, trích nộp kinh phí công đoàn công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và đề nghị cơ quan chức năng của nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Với việc triển khai các biện pháp, giải pháp nêu trên một cách quyết liệt, đồng bộ chắc chắn công tác thu hồi nợ, xử lý nợ, chống thất thu kinh phí, đoàn phí công đoàn của tỉnh trong những năm đến sẽ có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về trích nộp, nợ đọng kinh phí công đoàn kéo dài, thất thu sẽ được khắc phục, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định hàng năm.

Tác giả bài viết: Nghới Mề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Thống nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây