Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Nhìn lại 05 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW về quy chế dân chủ ở cơ sở của các cấp Công đoàn tỉnh Bình Định

Chủ nhật - 06/06/2021 15:15
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, phát huy tính sáng tạo, đề xuất của đội ngũ CNVCLĐ, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch sát đúng với thực tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức thực hiện đạt kết quả, các khó khăn, vướng mắc cũng từng bước được tháo gỡ. Qua đó, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp.

Thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã ban hành hơn 10 văn bản chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể các nội dung về tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động của tổ đối thoại tại nơi làm việc. Tổ chức 21 lớp tập huấn các nội dung pháp luật lao động và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở, thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cho cán bộ công đoàn các cấp.
Ở khối hành chính, sự nghiệp, hàng năm có gần 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCCVC. Hầu hết các hội nghị đều thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định. Nội dung bám sát vào Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị để đánh giá, trong đó tập trung đánh giá trách nhiệm trong quá trình thực hiện QCDC cơ sở, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Nhiều cơ quan, đơn vị đã công khai và tạo điều kiện cho CBCCVCLĐ tham gia ý kiến trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định và tổ chức kiểm tra, giám sát các nội dung theo quy định của QCDC, nhất là các chương trình, kế hoạch công tác, các dự toán, quyết toán tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ...
Ở khối doanh nghiệp, hàng năm có hơn 60% doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, phần lớn các hội nghị tổ chức đúng định kỳ và phát huy được dân chủ. Nội dung hội nghị cơ bản có đầy đủ các thông tin về kết quả thực hiện SXKD và các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm tới; kết quả thực hiện các chế độ về tiền lương, BHXH, các nội dung được thỏa thuận trong TƯLĐTT; công khai sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, giải trình các ý kiến tập hợp từ các tổ, đội, phân xưởng...
Từ năm 2006 đến nay, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức 23 cuộc truyền thông, đối thoại tại doanh nghiệp; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã phối hợp tổ chức 7 cuộc đối thoại. Đặc biệt năm 2019, LĐLĐ tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh với đoàn viên, công nhân lao động và các cấp công đoàn. Tại cơ sở, các DN đã tổ chức 1.217 cuộc đối thoại định kỳ và đột xuất. Tại các buổi đối thoại tại doanh nghiệp, những thắc mắc, vấn đề do người lao động đưa ra đều được lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp với công đoàn xem xét, phân tích, giải quyết kịp thời, qua đó đã góp phần xây dựng tốt quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện QCDC của các cấp công đoàn thường xuyên hơn, một số nơi cấp uỷ đã giao cho tổ chức công đoàn làm trưởng đoàn kiểm tra, giám sát; đối tượng giám sát tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Kết quả trong 5 năm, công đoàn cấp trên cơ sở đã phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện QCDC tại 865 lượt doanh nghiệp; tổ chức 365 cuộc kiểm tra, nắm tình hình lương, thưởng, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động liên quan đến NLĐ....
Trong thời gian tới LĐLĐ tỉnh xác định việc thực hiện QCDC được tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp
Một là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, quy định thực hiện QCDC cơ sở. Gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Hai là, Triển khai các giải pháp thực hiện Chương trình số 04/CTr-LĐLĐ ngày 05/11/2018 của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Định lần thứ XIII. Trong đó có nội dung công đoàn tham gia, xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình mới.
Ba là, Nâng cao hiệu quả các hình thức dân chủ, nhất là việc tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại định kỳ và đột xuất; chú trọng lấy ý kiến và tập hợp ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ để tổ chức thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT.
Bốn là, Tăng cường công tác phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC cơ sở, việc thực thi pháp luật lao động và các chế độ chính sách có liên quan đến đoàn viên CNVCLĐ.
Năm là, Nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động của cán bộ công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở ngoài nhà nước; quan tâm phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn trong việc tham gia xây dựng, thực hiện QCDC cơ sở. Nâng cao hiệu quả tham gia của cán bộ công đoàn trong vai trò là thành viên của ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở các cấp.
Sáu là, Tiếp tục nắm bắt tình hình, tổng hợp kiến nghị về kết quả thực hiện QCDC cơ sở nhằm tăng cường trong công tác phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện QCDC cơ sở.

Tác giả bài viết: Hữu Tín - Ban CSPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây