Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Kết quả sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TLĐ (khóa XI) về đẩy mạnh đối thoại tại doanh nghiệp, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Thứ năm - 15/10/2020 09:38
Đến nay đã có 350 DN có tổ chức công đoàn xây dựng về QCDC cơ sở, hội nghị NLĐ, đối thoại tại nơi làm việc, chiếm trên 90%; có 98% đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa giám đốc doanh nghiệp với ban chấp hành CĐCS. Trong 5 năm, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức 23 cuộc truyền thông, đối thoại tại doanh nghiệp; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã phối hợp tổ chức 7 cuộc đối thoại với NLĐ và người sử dụng lao động. Đặc biệt năm 2019, LĐLĐ tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh với đoàn viên, công nhân lao động và các cấp công đoàn.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TLĐ, các doanh nghiệp đã rà soát, xây dựng quy chế và thực hiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, qua đó đã có tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, NLĐ, cụ thể:
Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng và phát triển doanh nghiệp: Thực hiện tốt việc đối thoại tại nơi làm việc đã giúp gắn kết hơn giữa NLĐ với các bộ phận quản lý, người sử dụng lao động, các mâu thuẫn được giải quyết thoả đáng, phù hợp. Qua đó, giúp NLĐ yên tâm, tích cực làm việc, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động; giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín, góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định và phát triển tại doanh nghiệp.
Trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước: Tại Hội nghị NLĐ, DN công khai đánh giá kết quả đạt được và kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thời gian tới cho NLĐ biết đã tạo điều kiện cho CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động phát động, ký kết thi đua và tổ chức các đợt thi đua theo kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả. Từ các phong trào thi đua, đã có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được các cấp, ngành khen thưởng. Đã có 445 lượt CNLĐ tiêu biểu được khen thưởng (có 238 CNLĐ được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, 16 CNLĐ được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen).
Vai trò làm chủ của NLĐ: Triển khai thực hiện tốt dân chủ, công khai các nội dung và lắng nghe, đối thoại giữa người sử dụng lao động và NLĐ đã khích lệ tinh thần NLĐ tham gia các ý kiến, đóng góp sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác quản lý, điều hành của doanh nghiệp; đồng thời làm cho NLĐ luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ; rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, tác phong làm việc để nâng cao vai trò của chính NLĐ trong DN.
Hiệu quả thực hiện pháp luật lao động và xây dựng quan hệ lao động: Thông qua hội nghị NLĐ, đối thoại tại nơi làm việc, NLĐ đã biết được người sử dụng lao động đã thực hiện các quy định của pháp luật lao động và những nội dung có lợi hơn so với quy định. Qua đó thúc đẩy NLĐ giám sát việc thực hiện và tham gia ý kiến với Ban chấp hành CĐCS để chọn lọc, đề xuất thương lương, kiến nghị với người sử dụng lao động xem xét thực hiện, góp phần cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn việc chấp hành pháp luật lao động và vai trò của tổ chức công đoàn cũng ngày càng được khẳng định.

Tin 12 1020 01

NLĐ tham gia ý kiến tại buổi đối thoại

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế tồn tại đó là:
Tỉ lệ doanh nghiệp tổ chức hội nghị NLĐ còn thấp, trong hội nghị nội dung đối thoại chưa nhiều; việc tổ chức đối thoại định kỳ tại các doanh nghiệp còn thấp (64%), chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (90%).
Chất lượng đối thoại nhiều nơi còn rất thấp, chưa xuất phát từ việc lấy ý kiến, nguyện vọng của NLĐ để chọn lọc, đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại nhiều nơi không được thông tin lại cho NLĐ biết.
Năng lực về tổ chức đối thoại của cán bộ công đoàn còn hạn chế, nhiều nơi bầu tổ đối thoại nhưng hầu như hoạt động không hiệu quả. Cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa tham gia phối hợp, giúp đỡ cho cơ sở trong thực hiện dân chủ cơ sở, đặc biệt là công tác đối thoại.
Vẫn còn có doanh nghiệp đối phó với cơ quan quản lý nhà nước khi tiến hành kiểm tra bằng cách lập biên bản đối thoại định kỳ có đại diện của hai bên ký, đóng dấu nhưng nội dung biên bản ghi là “không có nội dung để đối thoại”.
Từ kết quả đạt được có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan chức năng và tổ chức công đoàn trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quá trình thực hiện cần theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện định kỳ thường xuyên.
Hai là, Đổi mới nội dung và hình thức công tác tuyên truyền, quán triệt sâu việc triển khai QCDC ở cơ sở, tuyên truyền, giáo dục NLĐ nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong việc phát huy dân chủ cơ sở, đặc biệt là đối thoại và tham gia góp ý nội dung đối thoại.
Ba là, Cán bộ CĐCS, công nhân lao động trong tổ đối thoại cần nắm vững pháp luật về lao động, phải vì quyền lợi hợp pháp của NLĐ; gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của NLĐ để tổng hợp, chủ động đề xuất nội dung đối thoại; phải linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên quyết trong quá trình đối thoại; phải đưa kết quả đối thoại gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua hiệu quả để DN thấy được hiệu quả từ đối thoại, thực hiện dân chủ tại nơi làm việc với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bốn là, Ban chấp hành CĐCS cần phải đánh giá khách quan, chính xác các vấn đề sản xuất, kinh doanh; nắm bắt kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp...để đưa ra nội dung đối thoại phù hợp. Quan tâm, cân bằng quyền lợi của các bên để hài hòa lợi ích của NLĐ và lợi ích của doanh nghiệp để xây dựng môi trường lao động ổn định, bền vững.

Tác giả bài viết: Hữu Tín - Ban CSPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây