Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) “Về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”

Thứ hai - 04/12/2023 16:45
Xác định công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội (DLXH) là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong công tác tư tưởng của Đảng nói chung và của tổ chức Công đoàn nói riêng, nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên, góp phần phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thời gian qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai quán triệt Kết luận 100-KL/TW, Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện Kết luận 100-KL “về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội” và các văn bản của Tổng Liên đoàn, Tỉnh ủy liên quan đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH gắn với hội nghị triển khai quán triệt các nghị quyết của Đảng cho các cấp công đoàn trực thuộc và đội ngũ báo cáo viên công đoàn cấp tỉnh; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể các nội dung Kết luận 100-KL/TW; tổ chức tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt các nội dung cụ thể của Kết luận số 100-KL/TW và Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương cho đối tượng là báo cáo viên, cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ công đoàn chuyên trách trực thuộc LĐLĐ tỉnh; phân công cán bộ tham gia đội ngũ cng tác viên DLXH cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ nắm bắt, điều tra, nghiên cứu DLXH.

 LĐLĐ tỉnh tăng cường công tác nắm bắt, định hướng DLXH trong đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) thông qua việc triển khai học tập, quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Công đoàn. Hằng năm, ban hành hướng dẫn chương trình trọng tâm công tác tuyên giáo công đoàn, trong đó có nội dung về nắm bắt DLXH và các văn bản định hướng tuyên truyền, nắm bắt DLXH trong các cấp công đoàn, để kịp thời chỉ đạo các cấp công đoàn thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, DLXH trong ĐVNLĐ, đồng thời chủ động phối hợp với người sử dụng lao động kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc trong ĐVNLĐ, bảo đảm sự hài hòa giữa quyền lợi của ĐVNLĐ và lợi ích của doanh nghiệp, củng cố niềm tin của người lao động về vai trò, vị trí chức năng của tổ chức Công đoàn.
Hàng quý, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị Báo cáo viên công đoàn cấp tỉnh, để kịp thời nắm bắt DLXH trong ĐVNLĐ trên địa bàn. Các cấp công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại với ĐVNLĐ, qua đó kịp thời giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Qua 10 năm, các cấp công đoàn đã tổ chức 2.351 cuộc đối thoại. Đặc biệt, năm 2019, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức thành công 01 cuộc đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành với CNLĐ; năm 2023 tổ chức 01 cuộc tiếp xúc cử tri là công nhân lao động với đoàn đại biểu Quốc hội. Tại các hội nghị, ĐVNLĐ đã có nhiều ý kiến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất, kiến nghị nhiều nhóm vấn đề đã được lãnh đạo tỉnh ghi nhận và xem xét giải quyết.
Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thường xuyên bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, đồng thời là đội ngũ làm công tác DLXH các cấp công đoàn; tổ chức 4 lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác DLXH, với hơn 350 lượt người tham dự; 27 hội nghị báo cáo viên. Ngoài ra, đang tập trung phát triển mạng lưới cộng tác viên trên các trang mạng xã hội (zalo, facebook…) theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam với gần 150 cộng tác viên. Tại các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức lồng ghép các hội nghị tập huấn công tác nghiệp vụ công đoàn để hướng dẫn nghiệp vụ công tác DLXH cho hơn 1.000 lượt cán bộ CĐCS. Qua đó, trang bị  những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong công tác nắm bắt, định hướng DLXH cho cán bộ công đoàn làm công tác DLXH. Cử cán bộ làm công tác tuyên giáo tham dự các hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt DLXH trên không gian mạng, qua đó đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xuyên tạc của thế lực thù địch trên mạng xã hội, qua đó giúp cho ĐVNLĐ có nhận diện sâu hơn về các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức, hội nghị người lao động qua đó kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, việc làm của ĐVNLĐ để giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất chính đáng.
LĐLĐ tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và mạng lưới cộng tác viên, giúp công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, dư luận trong CNVCLĐ địa bàn tỉnh được kịp thời.  Hiện nay, có 25 đồng chí là cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ tại Cơ quan LĐLĐ tỉnh là báo cáo viên làm công tác nắm bắt DLXH; cử 01 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh- Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế tham gia vào cộng tác viên DLXH của Tỉnh ủy để kịp thời nắm bắt thông tin và dư luận trong công nhân lao động báo cáo cho Tỉnh ủy và LĐLĐ tỉnh; cử 01 đồng chí Thường trực LĐLĐ tỉnh tham gia vào Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh. Tại Cơ quan LĐLĐ tỉnh thành lập các nhóm truyền thông mạng xã hội gồm 02 nhóm chính là: Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh (09 thành viên), Báo cáo viên Công đoàn Bình Định (25 thành viên) và các nhóm theo từng ban chuyên đề. Có 15/15 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thành lập các nhóm truyền thông để trao đổi, cung cấp thông tin, triển khai các nhiệm vụ hoạt động công đoàn, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng ĐVNLĐ.
Đội ngũ cộng tác viên DLXH của công đoàn đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng đồng chí; từng bước nâng cao chất lượng thông tin và tăng cường công tác nắm bắt tình hình, nâng cao chất lượng công tác dự báo, hiệu quả công tác đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội; phản ánh, báo cáo kịp thời tình hình tư tưởng và DLXH của cán bộ, đoàn viên và người lao động tại cơ quan, đơn vị phụ trách, giúp Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh có thêm thông tin để nắm bắt, theo dõi và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quản lý, điều hành của các cấp công đoàn, đặc biệt là không để xảy ra điểm nóng tư tưởng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tỉnh.
Công tác sơ, tổng kết hoạt động đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội và báo cáo viên được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh quan tâm lãnh đạo thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đưa nội dung đánh giá công tác DLXH vào nội dung đánh giá trong báo của hoạt động công đoàn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác DLXH của các cấp công đoàn cũng còn những hạn chế: Việc nắm bắt DLXH trong ĐVNLĐ có lúc chưa kịp thời; một số cộng tác viên DLXH, báo cáo viên chưa tích cực trong việc nắm bắt DLXH và viết tin, bài đấu tranh, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, ủng hộ các bài viết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kỹ năng nghiệp vụ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới; chưa phản ánh kịp thời những tin “nóng”, bức xúc, nổi cộm, những phát sinh mới về tình hình tư tưởng và DLXH.
Để tiếp tục thực hiện tốt Kết luận 100-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI), Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh định hướng một số nội dung trong thời gian đến như sau:
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận 100-KL/TW; Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW; Công văn số 1475/TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt DLXH trong CNVCLĐ và các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy liên quan đến công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH.
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của người đứng đầu, đội ngũ báo cáo viên công đoàn cấp tỉnh và cán bộ CĐCS trong việc nắm bắt và định hướng DLXH trên địa bàn, đơn vị mình phụ trách.
3. Quan tâm xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ đội cộng tác viên DLXHbáo cáo viên theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chú trọng chất lượng chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.  Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác nắm bắt DLXH cấp tỉnh, huyện và tại cơ sở, đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa về hình thức, phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cộng tác viên DLXHbáo cáo viên; chú trọng công tác nắm bắt tình hình, phản ánh, báo cáo kịp thời tình hình tư tưởng và DLXH của cán bộ, ĐVNLĐ tại cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác đấu tranh phản bác, phê phán những thông tin và quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội.
5. Tổ chức triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn và giám sát việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của người lao động, qua đó giải quyết kịp thời những vấn đề tư tưởng, ý kiến, kiến nghị của người lao động ngay từ cơ sở.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kết luận 100-KL/TWhoạt động của đội ngũ cộng tác viên DLXHbáo cáo viên; chú trọng việc trao đổi kinh nghiệm, phối hợp giữa đội ngũ cộng tác viên DLXHbáo cáo viênthực hiện nghiêm chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với đội ngũ cộng tác viên DLXHbáo cáo viên công đoàn.

Tác giả bài viết: Lê Thị Kim Chi-UV BTV, Trưởng ban TGNC LĐLĐ tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây