Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Giải quyết tranh chấp lao động, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng của các cấp công đoàn

Thứ sáu - 05/06/2020 07:59
Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với công nhân, viên chức, lao động. Điều đó được ghi trong điều 10 Hiến pháp nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992; điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 và điều 188 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.

Nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; chủ động kiến nghị, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức và người lao động...có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đặc biệt, khi Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP.TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU thì vai trò của Công đoàn trong việc “Giải quyết tranh chấp lao động, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động” được xem là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động  là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với công nhân, viên chức, lao động. Điều đó được ghi trong điều 10 Hiến pháp nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992; điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 và điều 188 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.
Trong những năm qua, tổ chức Công đoàn đã có nhiều nỗ lực trong tham gia ý kiến sửa đổi Luật; đề xuất nhiều biện pháp giải quyết từng trường hợp cụ thể với người lao động ở từng doanh nghiệp, đem lại quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động, tạo nên niềm tin của công nhân, viên chức, lao động đối với tổ chức Công đoàn. Nhiều đơn vị, công ty ngày càng nhận thức sâu sắc việc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho công nhân, viên chức, lao động là góp phần tăng thêm giá trị thương hiệu và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp,  giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Thực tế mâu thuẫn về lợi ích trong các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, xuất phát từ các vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; sự thiếu hiểu biết về pháp luật, mất dân chủ tại nơi làm việc…đã làm xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột giữa người sử dụng lao động với công nhân, viên chức, lao động.Trong điều kiện đất nước ta đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu, rộng bên cạnh những thuận lợi to lớn thì cũng nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp, những mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp ngày càng sâu sắc, nếu không giải quyết kịp thời, minh bạch, đúng pháp luật sẽ làm nảy sinh tranh chấp lao động, đình công, lãn công, ngừng việc tập thể. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động là nhu cầu thực tiễn mà tổ chức công đoàn, người lao động và cả hệ thống chính trị cần tập trung thực hiện. 
Để thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động các cấp công đoàn cần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp sau
Thứ nhất, Các cấp công đoàn cần tập trung thực hiện có hiệu quả chức năng tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Trong cơ chế mới của nền kinh tế, cần nhìn nhận tổ chức công đoàn theo một quan điểm mới. Hiện nay, công đoàn không thuần túy là “cầu nối” của Đảng đến giai cấp công nhân mà còn là đại diện thực sự của công nhân, là một khâu quan trọng trong việc giải quyết những va chạm, xung đột phát sinh trong quan hệ lao động giữa một bên là giai cấp công nhân, người lao động với một bên là giới chủ, người sử dụng lao động.
Thứ hai, Công tác tuyển dụng của doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ phương thức, trình tự tuyển dụng lao động đã được quy định. Trước khi tuyển dụng phải thông qua các chương trình đào tạo, bảo đảm đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề cũng như ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động phù hợp với tính chất công việc được giao trước khi vào làm việc trong các doanh nghiệp.
Thứ ba, Việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Không ký hợp đồng lao động có xác định thời gian, hoặc ngắn hạn đối với công việc mang tính thường xuyên. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm về trình tự, thủ tục, nội dung theo quy định của pháp luật; bảo đảm thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định của Bộ Lao động; kiên quyết sử lý đúng pháp luật các doanh nghiệp còn vi phạm.
Thứ tư, Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và cán bộ lãnh đạo về vai trò quan trọng của công đoàn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế ngày một tăng lên rõ rệt, nhất là đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh. Bảo đảm được đời sống của người lao động; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức công đoàn và việc vận động người lao động vào tổ chức công đoàn. Bảo đảm các nhu cầu về nhà ở, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ lao động, nghỉ ngơi; vấn đề bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thứ năm, Chính quyền các cấp cần quan tâm và tạo điều kiện để cho công đoàn hoạt động hiệu quả; các chủ trương về công tác công đoàn phải được cụ thể hóa thành chính sách, cơ chế để tạo động lực và điều kiện nhằm phát huy tiềm năng của công nhân, viên chức và người lao động. Tăng cường công tác giám sát việc thi hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thành lập công đoàn cơ sở trong các đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Thứ sáu, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cần được quan tâm đúng mức tránh dẫn đến tình trạng hụt hẫng, chắp vá. Không nên bố trí những cán bộ không có khả năng chuyên môn, kỹ năng, tâm huyết làm công tác công đoàn. Điều này làm cho uy tín và vị thế của tổ chức công đoàn ngày càng bị suy giảm. Thực hiện đúng, đủ các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công đoàn, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công đoàn an tâm công tác. Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ cán bộ công đoàn khi họ đấu tranh cho quyền lợi người lao động mà bị giới chủ trù dập, chuyển công tác, thậm chí còn cho nghỉ việc.
Thứ bảy, phát huy tính chủ động, tích cực của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở, không thụ động và trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, chủ động  tham mưu đề xuất những vấn đề về hoạt động của công đoàn và các phong trào của công nhân, viên chức, lao động một cách thiết thực, hiệu quả. Cấp ủy và công đoàn cần quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người lao động làm cho người lao động có đủ thông tin để nhận thức được những sai lệch về nhiều vấn đề chính trị - xã hội đang nảy sinh trong cuộc sống.
Thứ tám,  Tổ chức công đoàn tham gia cùng tổ chức đảng, chính quyền, doanh nghiệp tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, viên chức và người lao động; công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, vấn đề nhà ở; trong việc ký hợp đồng lao động của công nhân, người lao động; đại diện công nhân, người lao động ký thỏa ước lao động tập thể; tham gia thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật Lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hộ lao động;  giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và người lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng cho người lao động.
Thứ chín,  Trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động, công đoàn cần nhận thức và giáo dục đầy đủ và sâu sắc đến mỗi đoàn viên các vấn đề cơ bản như: Lợi ích của người lao động phải gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể; phải hài hòa với lợi ích của người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển vững mạnh của Nhà nước chính là đảm bảo được lợi ích người lao động. Nhà nước là người đảm bảo lợi ích, doanh nghiệp và người lao động tạo ra lợi ích, công đoàn là người bảo vệ lợi ích. Đấy là quan hệ biện chứng, khăng khít giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời, nó là cơ sở quan trọng để công đoàn ngày càng gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt
Nam giai đoạn hiện nay.

 

Tác giả bài viết: Nghới Mề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây