Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

LĐLĐ tỉnh Bình Định: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

Thứ ba - 04/08/2020 15:01
Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của công đoàn, được dùng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động và công tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ công đoàn, tổ chức phong trào công nhân viên chức lao động…

Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và của tổ chức công đoàn, LĐLĐ tỉnh đã chủ động triển khai các văn bản, quy định về thu, chi tài chính công đoàn đến các cấp công đoàn và các đối tượng đóng kinh phí công đoàn; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình về “Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế công đoàn, chống thất thu tài chính công đoàn”, đề ra chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Định lần thứ XIII có 85% CĐCS trở lên đơn vị thực hiện tốt Dự toán thu chi tại chính công đoàn, 90% CĐCS trở lên có báo cáo quyết toán, 100% công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính công đoàn; đồng thời thực hiện phân cấp quản lý tài chính toàn diện cho các đơn vị đạt tỷ lệ 100% (đối với đơn vị có đủ điều kiện).
Thực hiện chức năng nhiệm vụ và căn cứ vào các quy định quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Nhà nước, Bộ Tài chính và của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong những năm qua, Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác tài chính công đoàn phù hợp với tình hình thực tế, nội dung tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới thực hiện theo Nghị Quyết 07b/NQ-TLĐ và triển khai đến các cấp công đoàn nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện thu, chi quản lý tài chính công đoàn, nhất là CĐCS khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; thực hiện giao chỉ tiêu thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn cho Công đoàn cấp dưới tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn, đoàn viên và người lao động, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động đối với nhiệm vụ quản lý tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn; thực hiện thu đúng, thu đủ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Với nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ và tích cực nên thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thu kinh phí công đoàn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.  Kết quả qua từng năm thực hiện thu kinh phí công đoàn khu vực HCSN đều đạt và vượt so với dự toán. Riêng trong năm 2019, tỷ lệ thực so với dự toán Tổng Liên đoàn phê duyệt về thu kinh phí công đoàn ở khu vực HCSN đạt 114%. Công tác thu kinh phí công đoàn ở những đơn vị chưa có tổ chức công đoàn có chuyển biến tích cực, số thu qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; thu đoàn phí công đoàn đạt 120%. Tổng thu trong năm đạt 103.04% so với kế hoạch... 
Ngoài những nguồn thu chủ yếu về đoàn phí và kinh phí, hoạt động công đoàn cấp trên cơ sở còn nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính quyền đồng cấp đối với các hoạt động phục vụ cho CNVCLĐ... Theo đó, các cấp công đoàn đã tích cực khai thác các nguồn thu bổ sung cho tài chính công đoàn, nhằm đáp ứng các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng phong trào CNVCLĐ.
 Để công tác tài chính công đoàn công khai, minh bạch và hiệu quả, tạo nguồn lực chăm lo cho đoàn viên và người lao động, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn chú trọng công tác tuyên truyền các quy định của Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam về thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản, chấp hành đúng kỷ luật tài chính, chế độ kế toán, báo cáo dự toán, quyết toán và công khai tài chính, thực hiện thu tài chính đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế tối đa thất thu, đảm bảo chi tiết kiệm hiệu quả; phân phối nguồn tài chính trọng điểm, không dàn trải; trong đó ưu tiên kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, đào tạo, tập huấn cán bộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 7b/NQ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới và Nghị quyết 9c/NQ-TLĐ về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn, đồng thời thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn phù hợp với tình hình thực tế của CĐCS và công đoàn cấp trên cơ sở, từ đó tạo nguồn lực đủ mạnh đảm bảo hoạt động của tổ chức và phục vụ có hiệu quả hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ trong toàn tỉnh.
Để công tác thu, chi tài chính công đoàn dần đi vào nền nếp, trong những năm tới, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác tập huấn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng, ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cơ quan thuế, tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan BHXH cùng cấp để tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, tài sản, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn ở mỗi cấp gắn với nhiệm vụ tuyên truyền đóng kinh phí công đoàn việc thực hiện pháp luật Lao động, Luật Công đoàn 2012, thu kinh phí công đoàn theo Nghị định 191 của Chính phủ.

 

Tác giả bài viết: Thu Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây