Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định

Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ- BCH và Chỉ thị số 03/CT-TLĐ trong nữ CNVCLĐ Bình Định (2010 - 2020)

Thứ hai - 10/08/2020 15:41
Trong 10 năm (2010-2020), thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đến các cấp công đoàn và nữ CNVCLĐ đạt được những kết quả quan trọng.

Các cấp công đoàn và ban nữ công quần chúng đã chủ động phối hợp với ban vì sự tiến bộ phụ nữ, hội phụ nữ các cấp và các đơn vị chức năng tổ chức 24.537 hoạt động tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; phối hợp tổ chức 720 lớp tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và công tác DS-KHHGĐ cho người lao động nói chung và LĐN nói riêng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng, môi trường làm việc.
BCH công đoàn các cấp thường xuyên tư vấn hướng dẫn LĐN ký kết hợp đồng lao động đúng theo pháp luật; tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, có 100% doanh nghiệp nhà nước, 67,2%, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức công đoàn có TULĐTT, trong đó hơn 70% số thỏa ước có các quy định có lợi hơn cho người lao động. Tư vấn pháp luật 540 vụ cho 728 lao động, giúp LĐN khiếu kiện, giải quyết được các chế độ chính sách thu lại được 2.661.398 triệu đồng.
Hàng năm, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát ít nhất 20% doanh nghiệp, đơn vị có nhiều LĐN; đồng thời cử cán bộ tham gia với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra ít nhất 50 đơn vị, doanh nghiệp về việc thực hiện chính sách pháp luật, trong đó có chế độ chính sách LĐN và trẻ em. Trong 10 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp kiểm tra thực hiện chế độ chính sách cho LĐN hơn 2.200 cuộc, riêng cấp tỉnh đã kiểm tra 176 doanh nghiệp.
Công tác đề bạt, bố trí, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ nữ được các cấp công đoàn quan tâm, tạo điều kiện để nữ LĐN học tập, nghiên cứu và phát huy năng lực, sở trường trong công tác. Tại đại hội, hội nghị công đoàn nhiệm kỳ 2017-2022, ở cấp cơ sở đã bầu 6.041 ủy viên BCH (trong đó nữ 2.640 đồng chí chiếm tỷ lệ 43,7%), 2.358 ủy viên ủy ban kiểm tra (trong đó nữ 998 đồng chí, chiếm tỷ lệ 42,3%); công đoàn cấp huyện, thị xã, thành phố và công đoàn ngành tỉnh đã bầu được 266 uỷ viên BCH (trong đó nữ 86 đồng chí chiếm tỷ lệ 32,33%); 69 ủy viên ủy ban kiểm tra (trong đó nữ 22 đồng chí, chiếm tỷ lệ 31,88%). Tại Đại hội XIII Công đoàn tỉnh đã bầu 38 ủy viên BCH (trong đó nữ 12 đồng chí, chiếm 31,6%). CĐCS có 50% LĐN trở lên có cán bộ lãnh đạo công đoàn chủ chốt là nữ. Tổng số cán bộ công đoàn không chuyên trách là 10.003 người, trong đó cán bộ công đoàn nữ là 4.253 người, đạt 42,5%.
Công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công quần chúng được các cấp công đoàn quan tâm. Trong 10 năm, đã củng cố hàng chục ban nữ công và thành lập mới hơn 400 ban nữ công quần chúng. Hiện nay, 100% CĐCS thuộc HCSN, doanh nghiệp nhà nước và trên 95% CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện đã thành lập ban nữ công.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xây dựng “Gia đình CNVCLĐ thành đạt” được các cấp công đoàn triển khai có hiệu quả, qua đó đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực: hành chính sự nghiệp, công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học. Trong 10 năm, có 1.520 đề tài lao động sáng tạo, sáng kiến kinh nghiệm do chị em nữ làm chủ đề tài, sáng kiến; có 3.890 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình CNVCLĐ thành đạt” các cấp, trong đó có 105 gia đình đạt danh hiệu gia đình CNVCLĐ thành đạt cấp tỉnh; hàng năm có trên 86% nữ CNVCLĐ được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; đã tặng 3.200 bằng khen, giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào; nhiều LĐN được tặng giấy khen, bằng khen, huân chương của Nhà nước. Kết quả cho thấy, trong 10 năm qua các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam đề ra.
Nhìn tổng quát, việc thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ trong thời gian qua có những ưu điểm nổi bật: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp của ban vì sự tiến bộ phụ nữ và hội liên hiệp phụ nữ các cấp. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ đã có sức lan tỏa mạnh mẽ vào đời sống của nữ CNVCLĐ; được các cấp công đoàn đồng tình ủng hộ, phong trào đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy chị em vượt qua khó khăn, thử thách để phát huy tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức công đoàn vững mạnh.

 

Tin 10 0820 01

Hội thi Cán bộ nữ công tài năng, duyên dáng

Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ trong 10 năm qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, chuyên môn, hội liên hiệp phụ nữ, ban vì sự tiến bộ phụ nữ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào hoạt động đi vào chất lượng và hiệu quả.
2. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục; nội dung tuyên truyền giáo dục cho LĐN phải gắn với nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của LĐN.
3. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của LĐN; tổ chức chăm lo tốt đời sống cho LĐN và con CNVCLĐ; hỗ trợ LĐN xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
4. Tăng cường chỉ đạo công tác vận động nữ; chủ động đưa nội dung hoạt động nữ công vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Công đoàn; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, ngành và địa phương.
5. Tăng cường củng cố tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ nữ công đủ mạnh, có tính chuyên nghiệp, sâu sát đoàn viên, người lao động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em tham mưu có hiệu quả cho BCH công đoàn về công tác vận động nữ. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ công.
6. Cần chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, có sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng những mô hình hay, những cách làm mới và khen thưởng kịp thời từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh để động viên phong trào.

Tác giả bài viết: Hoàng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
BAN TIN CONG DOAN BINH DINH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây